Một chiếc xe ô tô được gọi là mang đến trải nghiệm hoàn hảo sẽ phải thoả mãn những tiêu chí nào?
Contents
- 1 Mức độ nhạy của tay lái
- 2 Mức độ nặng của tay lái
- 3 Khả năng bẻ lái nhanh chóng, kịp thời
- 4 Tốc độ phản hồi của tay lái
- 5 Cảm giác phanh
- 6 Độ bám đường của bánh xe
- 7 Độ nghiêng của thân xe
- 8 Mức độ phân chia trọng lượng của xe
- 9 Hiện tượng thiếu lái
- 10 Hiện tượng thừa lái
- 11 Độ cứng hay mềm của hệ thống giảm xóc
- 12 Khả năng dự đoán và độ an toàn
Mức độ nhạy của tay lái
Trong vấn đề điều khiển xe ô tô, độ nhạy của tay lái được xác định thông qua 2 yếu tố chính: mức độ nặng của bánh lái và khả năng bẻ lái nhanh chóng, kịp thời. Vấn đề này được phản ánh bằng việc chiếc xe sẽ ngay lập tức có sự chuyển hướng sau khi chúng ta thực hiện các động tác bẻ lái, như vậy người lái sẽ có cảm giác tự tin hơn khi điều khiển xe, đặc biệt là đi trên những đoạn đường nhiều trắc trở. Cụ thể như sau:
Mức độ nặng của tay lái
Mức độ nặng của tay lái là chỉ lực mà người lái xe cần phải sử dụng để có thể tác động lên vô lăng trong quá trình điều khiển xe ô tô. Nếu tay lái bị quá nhẹ có thể sẽ khiến cho người lái thấy rất khó để giữ cân bằng khi đi trên những đoạn đường thẳng. Nhưng ngược lại, nếu tay lái ô tô bị nặng cũng sẽ mang đến cảm giác mỏi mệt và không đúng với mong muốn của người lái xe. Một chiếc tay lái được đánh giá là phù hợp khi không quá nặng hay quá nhẹ mà người lái luôn cảm thấy thoải mái khi cầm nắm nó.
Đánh giá trải nghiệm lái thông qua mức độ nặng nhẹ của tay lái
Khả năng bẻ lái nhanh chóng, kịp thời
Đối với một chiếc xe đua loại nhỏ thì bánh lái được kết nối trực tiếp với bánh xe thông qua một trục cứng. Nhưng trên những chiếc xe dân dụng thông thường, hệ thống này kết nối với nhau bởi các bánh răng khớp. Vấn đề bẻ lái hoàn toàn sang trái hay sang phải cũng có thể sẽ phải cần đến nhiều thao tác. Và như vậy, một chiếc xe được đánh giá là mang lại cảm giác lái tốt khi cho phép bẻ lái nhanh chóng. Nó có thể sẽ chuyển hướng ngay sau khi chỉ cần một tác động nhẹ nhàng trên bánh lái.
Tốc độ phản hồi của tay lái
Tay lái là chức năng liên kết cơ khí giữa người lái và hệ thống bánh xe. Những cảm nhận khi điều khiển vô lăng của người lái sẽ phản ánh về độ an toàn và lực bám giữa lốp xe với mặt đường. Chiếc xe ô tô được đánh giá là chất lượng và mang lại trải nghiệm lái tốt nếu cho người lái cảm nhận được một lực nhẹ được tác động lên vô lăng khi họ đang lái xe ở vận tốc cao. Yếu tố này cũng được những người giàu kinh nghiệm sử dụng kiểm tra tay lái để biết họ có nên lái xe nhanh hơn và có thể bẻ lái mạnh hơn hay là cần phải đi chậm lại cũng như phải bẻ lái nhẹ nhàng.
Cảm giác phanh
Để có thể kiểm soát một chiếc xe thì phanh là một bộ phận vô cùng quan trọng. Có hai tiêu chí giúp đánh giá cho hệ thống phanh đó là: độ nhạy và độ nhanh của phanh. Độ nhạy tốt nghĩa là xe sẽ cho phản ứng ngay lập tức khi người lái nhấn phanh. Độ nhanh là khía cạnh chỉ mức độ lực dùng để nhấn chân phanh sẽ cho ảnh hưởng đến cách thức mà phanh hoạt động. Điều này có nghĩa là khi người lái nhấn chân phanh nhẹ thì xe sẽ dừng từ từ và nếu nhấn mạnh thì xe sẽ được dừng ngay lập tức. Với phanh có độ nhanh tốt sẽ không gây nên hiện tượng bị “cướp phanh” khi người lái không có chủ đích thực hiện điều đó. Bên cạnh đó, tiêu chí đánh giá về cảm giác phanh này cũng được sử dụng để kiểm tra phanh xe ô tô nhằm đảm bảo an toàn khi lái xe.
Phanh là một bộ phận vô cùng quan trọng đảm bảo an toàn khi lái xe
Độ bám đường của bánh xe
Độ bám đường là tiêu chí sử dụng để đánh giá mức độ bám của bánh xe ô tô so với mặt đường khi đi vào các góc cua. Trải nghiệm lái ở đây được đánh giá thông qua cảm giác của người lái khi vào cua với tốc độ cao. Trong khi đó, lốp xe và hệ thống treo sẽ giúp cho bánh xe có thể bám lấy mặt đường. Nếu độ bám càng cao thì chiếc xe cũng sẽ cho khả năng chịu lực càng lớn cho đến khi bị trượt ra khỏi đường đi.
Độ nghiêng của thân xe
Một trong những công dụng của hệ thống treo là mang đến cho người lái những trải nghiệm khi lái xe được thoải mái. Nhưng tác dụng chính vẫn là giúp cho 4 bánh xe của ô tô tiếp xúc với mặt đường được tốt hơn. Một chiếc xe ô tô sẽ không thể hoàn toàn đứng thẳng khi có sự di chuyển trên các khúc cua. Những chiếc xe cao hoặc có sử dụng lò xo mềm thì sẽ có độ lớn hơn. Vì vậy, xe càng lớn hay càng cao thì lò xo lại càng phải có thiết kế cứng hơn để giảm thiểu độ nghiêng này.
Mức độ phân chia trọng lượng của xe
Bộ phận nặng nhất của một chiếc xe thông thường là động cơ. Hiện nay, các hãng xe hơi thường đặt động cơ ở phần đầu của xe và thiết kế phân tán các chi tiết khác cho phần giữa hoặc phần đuôi xe. Điều này giúp cho sự phân bổ khối lượng được đều hơn lên 4 bánh của chiếc xe. Nếu chiếc xe có phần đầu quá nặng sẽ dễ bị rơi vào tình trạng thiếu lái và khi có phần đuôi nặng thì cũng rất dễ bị thừa lái. Vì vậy, một trong các tiêu chí đánh giá xe ô tô mang lại cảm giác lái tốt chính là thành phần cấu tạo phải được bố trí cũng như phân phối một cách cân đối.
Trọng lượng của xe phải được bố trí cũng như phân phối một cách cân đối
Hiện tượng thiếu lái
Thiếu lái ô tô là hiện tượng xe ô tô bị trượt lên phía trước trong khi người lái thực hiện bẻ lái mạnh ở vận tốc cao. Đó cũng là một dấu hiệu chứng tỏ rằng chiếc xe đã bị vượt quá giới hạn cho phép về khả năng bám đường. Khi gặp phải tình trạng thiếu lái, các chuyên gia khuyên người lái cần phải ngay lập tức nhả ga và cùng với đó là điều khiển xe quay trở lại cung đường. Hiện tượng “thiếu lái tự nhiên” thường gặp ở các dòng xe hiện đại. Và để tránh hiện tượng này, người lái xe nên cảm nhận và giảm tốc độ ngay tại các khúc cua. Nhưng nếu vẫn sử dụng phanh và tăng tốc thì có thể dẫn đến hiện tượng thừa lái.
Hiện tượng thừa lái
Đây là hiện tượng thường xảy ra khi xe ô tô của chúng ta có độ bám đường phía trước tốt hơn so với phía sau nên gây ra cho chiếc xe có khuynh hướng bị xoay tròn. Hiện nay, những thế hệ xe mới đã được thiết kế với sự giảm thiểu tối đa hiện tượng thừa lái nhằm mang lại cảm giác lái tốt hơn cho người dùng.
Độ cứng hay mềm của hệ thống giảm xóc
Hệ thống giảm xóc của xe ô tô được thiết kế phụ thuộc vào khối lượng cũng như ý đồ của các nhà sản xuất muốn người dùng điều khiển xe như thế nào. Vì thế hệ thống giảm xóc trên những chiếc xe thể thao thường được sử dụng lò xo cứng để giúp hạn chế cho xe bị nảy lên khi va chạm trên đường nhưng nó lại khiến cho người lái có cảm giác khó chịu.
Hệ thống treo có thiết kế hợp lý kết hợp hài hòa được ưu điểm của giảm xóc cứng và mềm
Bên cạnh đó, các lò xo mềm lại cho tác dụng giảm xóc một cách hiệu quả và tự nhiên hơn. Tuy nhiên, lò xo quá mềm lại gây ra hiện tượng bồng bềnh và khiến cho người sử dụng xe thấy buồn nôn, mệt mỏi. Vì vậy, một hệ thống treo có thiết kế hợp lý khi đảm bảo kết hợp hài hòa được ưu điểm của 2 loại lò xo trên. Đánh giá chất lượng của hệ thống giảm xóc cũng là một trong các cách xác định xem xe ô tô cũ còn tốt hay không.
Khả năng dự đoán và độ an toàn
Khi vượt quá ngưỡng kiểm soát thì chiếc xe có thể bị thiếu lái hoặc thừa lái, và người lái hoàn toàn có thể dự đoán được cũng như xử lý hiện tượng đó một cách dễ dàng. Điều đó chứng tỏ người lái đã làm chủ được chiếc xe và có cảm giác an toàn khi ngồi sau vô lăng.
Trên đây là những tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá tính năng trải nghiệm lái của một chiếc xe ô tô. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi lựa chọn cho mình chiếc xe mang lại cảm giác lái tuyệt vời nhất khi ngồi sau vô lăng.